BÁNH XÈO VĨNH LONG HƯƠNG VỊ MIỀN TÂY

24/06/2024

Văn hóa ẩm thực là một trong những yếu tố mang tính hấp dẫn và tạo cảm xúc, ấn tượng cho con người. Văn hóa ẩm thực là sản phẩm do con người thích nghi với môi trường tự nhiên và xã hội. Thông qua ẩm thực, con người có thể hình dung được diễn trình lịch sử hình thành và phát triển của một vùng đất, quốc gia hay một cộng đồng dân tộc.

Trên bản đồ Việt Nam,Vĩnh Long án ngữ tại vị trí trung tâm vùng Tây Nam Bộ. Vị trí thuận lợi này giúp Vĩnh Long vừa sở hữu những giá trị đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của người Việt Tây Nam Bộ, đồng thời chứa đựng nét đặc trưng độc đáo riêng vốn có. Trong dòng chảy văn hóa ẩm thực của miền Tây nói chung và Vĩnh Long nói riêng thì món bánh xèo không còn xa lạ với khách du lịch quốc tế. Món bánh xèo không chỉ là một món ăn làm nên tinh hoa của nền ẩm thực miền Tây còn là sự kết tinh của những giá trị văn hóa mộc mạc của con người miền Tây nói chung và người dân Vĩnh Long nói riêng.

Không biết ra đời tự bao giờ, chỉ biết rằng bánh xèo đã đi vào ẩm thực miền Tây với hỉnh ảnh một món ăn dân dã, mộc mạc và bình dị đến lạ thường nhưng lại là món ăn được các tập chí danh tiếng thế đánh giá một trong những nóm ngon nên thử một lần khi đến Việt Nam.

Trước tiên là tên gọi “Bánh xèo”: Theo cách lý giải dân gian thi khi chế biến bánh tạo ra âm thanh xèo xèo, nên gọi là Bánh xèo.

Nguyên liệu làm nên Bánh xèo

Vỏ Bánh xèo:

1. Bột gạo (làm từ hạt gạo) đây là nguyên liệu chính.

2. Bột nghệ (củ nghệ)

3. Nước cốt dừa (dừa khô)

4. Hành lá

5. Mỡ heo, hay dầu ăn

Nhân Bánh xèo;

Tùy theo đặc trưng của từng vùng miền mà nhân bánh sẽ được chế biến riêng. Các nguyên liệu dùng chế biến nhân xèo sau đây là phổ biến:

1. Tôm, tép, thịt ba chỉ, thịt vịt xiêm, hến…

2. Gía đỗ, nấm rơm, nấm mói, củ hủ dừa, bông điên điển…

3. Gia vị, đường, bột niêm, tiêu, hành tím

Nước chấm

 Nước mắm (cá linh, cá cơm), Ớt,Tỏi

Làm đồ chua

Củ cải đỏ, củ cải trắng, nước giấm

Rau ăn kèm với Bánh xèo

Rau ăn cùng Bánh xèo phổ biến phong phú và đa dạng với các loại sau:

Cải xanh, cải xà lách, rau diếp cá, rau bạc hà, rau tía tô, rau thơm và điều thú vị nữa là các loại lá cùng ăn kèm được với Bánh xèo như: lá cách, lá cát loài, lá xoài non, lá chùm ruột, lá cóc non, lá mận non…

Cách đổ bánh xèo miền Tây

Tùy theo số lượng người dùng mà bột được pha chế theo tỷ lệ bột với các nguyên liệu cho phù họp đủ số lượng người dùng.

Cách làm vỏ Bánh xèo

Trước tiên là bột gạo, ngày xưa để có bột làm bánh thì bằng cách làm thủ công bột được chế biến từ hạt gạo đem ngâm nước khoảng 60 phút cho nềm, sau đó chovào cái cối để xay ra thành nước, rồi đổ vào cái khăn bồng bột, lọc cho rõ bớt nước, xong phần bột còn lại được chế biến như sau: Bột đỗ ra thau, dừa khô nạo ra vắt lấy nước cốt với lượng vừa đủ để vào bột gạo hòa tan cùng với bột nghệ, hành lá bâm nhỏ tấc cả được hòa tan thành một hỗn hợp sao cho cân đối vừa màu sắc bột nghệ vàng, màu xanh hành lá, độ lỏng bột vào khuấy đều đến khi bột mịn và không còn vón cục. Để bột nghỉ khoảng 20 -30 phút cho bột nở hoàn toàn, để khi chế biến vỏ bánh giòn ngon. Ngày nay bột bánh xeo đóng gói thường được nêm nếm sẵn nên bạn không cần nêm thêm gia vị.

Xào nhân bánh xèo

Các nguyên liệu Tôm, tép, thịt ba chỉ, thịt vịt xiêm, hến, gía đỗ, nấm rơm, nấm mói, củ hủ dừa, bông điên điển. Chúng ta sơ chế cho sạch và cắt theo kịch thướt tùy sở thích. Sau đó bắt chảo dầu lên bếp, khi dầu sôi bạn cho thịt và các nguyên liệu vào xào khi thịt đã chín thì vớt ra, tiếp tục cho tôm vào, xào trong khoảng 5 phút đến khi tôm chín thơm vớt ra và tiếp theo là giá, nấm… cho đến khi hoàn tất phần nhân bánh.

Pha nước chấm

Nước mắm Ớt,Tỏi. Nước chấm bánh xèo được pha theo tỉ lệ sau: bạn hòa tan 3 muỗng đường với ½ chén nước mắm, ½ chén nước ấm, 1 muỗng nước cốt chanh. Cho thêm tỏi, ớt băm nhỏ vào là đủ vị.

Làm đồ chua

Cho củ cải trắng và cà rốt đã thái sợi vào tô, ướp với 2 muỗng đường, 5 muỗng giấm, 200ml nước lọc, trộn đều và để nguyên trong khoảng 10 phút để củ cải, cà rốt mềm ra.

Bánh xèo được đỗ bằng bếp củi truyền thống

Đỗ bánh xèo

Sau khi bột đã chuẩn bị xong, nở đủ độ hơi sệt mịn thì có thể tiến hành đổ bánh xèo. Chảo đỗ bánh xèo miền Tây thường rất to “chắc bởi vì người miền Tây quen với lối sống hào sảng, thoải mái của mình, khi chảo được làm nóng chúng ta phết 1 lớp dầu hoặc (mỡ heo) mỏng vào chảo để chống dính, sau đó chờ chảo nóng già thì đổ bột bánh vào. Công đoạn này vô cùng quan trọng quyết định độ giòn thơm của bánh. Một tay bạn đổ bột vào, 1 tay nghiêng chảo để bột tráng đều lòng chảo. Sau đó để nhân vào bên trong và đậy nắp khoảng 3 phút. Khi viền bánh có màu vàng và dần tách khỏi chảo thì bạn xấp đôi bánh lại, chiên vàng đều 2 mặt và lấy ra, để vào một cái mâm đã chuẩn bị sẵn lá chuối để đựng tùng cái bánh cho đẹp và cứ liên tục thao tác đỗ bánh đến khi hết bột đã pha.

Thưởng thức Bánh xèo

Bánh sau khi chín vàng sẽ được bày ra dĩa với các loại rau thơm, đồ chua và nước chấm chua ngọt. Khi thưởng thức, bạn dùng lá rau xà lách hoặc rau cải gói từng miếng bánh vào và thưởng thức. Vị béo của bánh được trung hoà bởi vị chua ngọt của nước chấm và tươi mát của rau sống nên không hề gây ngán.

Sau cùng là thưởng thức bánh xèo với các loại rau và nước chấm

Bánh xèo miền Tây hấp dẫn thực khách một phần bởi hương vị riêng biệt của nước chấm chua ngọt. Nước mắm bánh xèo được kết hợp đơn giản giữa nước mắm, đường, nước chanh, tỏi và ớt. Mỗi gia đình hay quán ăn lại có một công thức pha nước chấm khác nhau để tạo ra hương vị riêng biệt cho mình. Bánh xèo tuy được chế biến đơn giản, ấy vậy mà không phải vậy, không phải ai cũng đều làm thành công ngay từ những lần đầu tiên. Phải thật khéo tay bánh mới tròn, không bị rách, bánh hoàn toàn thật giòn nhưng lại không dễ vỡ.

Kinhtedothi - Theo tạp chí Vougue, ẩm thực Việt Nam là sự kết hợp hài hòa, cân bằng giữa từng nguyên liệu và phong phú, đa dạng giữa mỗi vùng miền. Bên cạnh phở và bánh mì là hình ảnh đặc trưng khi nhắc đến ẩm thực Việt, thực tế có rất nhiều món ăn khác không kém phần tinh túy, hấp dẫn và bánh xèo cũng được tạp chí Vougue đánh giá tóp món ngon của ẩm thực Việt Nam . Bánh xèo là món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam nói chung và người miền Tây nói riêng. Bánh xèo đảm bảo các dưỡng chất như: Chất xơ, tinh bột, đạm… cùng với các loại rau và nước chấm ăn kèm giúp cân bằng dưỡng chất cho một bữa ăn./.

Bài, ảnh: Thùy Trang, Út Trinh

 

 

 

 

 

Food

Attractions