NGHỀ CHẰM NÓN LÁ – VĨNH LONG

23/08/2023 977 0

Nghề chằm nón lá ở Vĩnh Long là một nghề truyền thống có từ lâu đời, gắn liền với văn hóa và đời sống của người dân nơi đây. Nghề chằm nón lá không chỉ mang lại thu nhập cho người lao động, mà còn là một biểu tượng của sự khéo léo, bền bỉ và tỉ mỹ của người phụ nữ và được trao qua các thế hệ, Nghề này không chỉ mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc mà còn là một nguồn sống duy trì cuộc sống của nhiều gia đình nông dân.

Nghề chằm nón lá cũng thể hiện được sự sáng tạo và tinh tế của người thợ, khi họ biết kết hợp các vật liệu khác nhau để tạo ra những chiếc nón đẹp mắt, phù hợp với từng mục đích sử dụng. Nghề chằm nón lá ở Vĩnh Long cũng góp phần phát triển du lịch thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, tìm hiểu và mua làm quà lưu niệm.

Chiếc nón lá Long Hồ-Vĩnh Long

Nón lá Long Hồ được làm từ lá mật cật, một loại lá có màu xanh đậm, mỏng và dai. Lá mật cật được chọn lọc kỹ càng, lá sử dụng được là lá không quá non không quá già có độ mềm, chiều dài lá khoảng 40cm đến 50cm. Lá mật cật được luộc với nước sôi để cho lá bền và dẻo sau đó đem phơi nắng cho thật khô và dùng ủi để xử lý lá cho thẳng trước khi được chằm.

Người chằm nón sẽ dùng một chiếc khung nón tròn được làm từ gỗ có mười thanh sườn hình chóp trên khung có rảnh để sắp 16 vành lớn nhỏ bằng tre được vót tròn chỉnh để làm vành nón, vành nhỏ nhất được gắn gần điểm chóp, vành to nhất nằm ở đáy khung, sau đó lá mật cật được xếp lên khung cho thật khóe nhất là là nêm tránh sự chồng chéo để cho chiếc khi thành phẩm được thanh và mỏng, dùng kim và chỉ kết lá vào vành nó phía dưới công đoạn này gọi là chằm nón.

Ảnh khung sườn nón

Sau khi chằm xong, người thợ sẽ dùng một lớp dầu bóng để phủ lên nón lá. Lớp dầu bóng này sẽ giúp nón lá có độ bóng đẹp và bền hơn

Mỗi cái nón lá được chằm cẩn thận bằng đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ. Bằng sự khéo lèo và bề bỉ dẻo dai, họ đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật tinh tế, gắn liền với cuộc sống và văn hóa cộng đồng. Người chằm nón lá không chỉ là một nghệ nhân, mà còn là người phụ nữ mang vai trò chính trong việc bảo tồn và phát triển nghề này.

Mỗi công đoạn trong quá trình chằm nón đều đòi hỏi sự tỉ mĩ tuyệt đối. Từ việc lựa chọn lá cây phù hợp, thái các chi tiết nhỏ nhất đến việc ghép nối các lá lại với nhau, mọi công việc đều được thực hiện một cách kỹ lưỡng. Đặc biệt, nguyên liệu để làm nón lá ở ấp Long Hồ là lá mật cật, một loại lá được lấy từ trên rừng về. Lá mật cật có màu xanh dương đặc trưng, khiến cho chiếc nón trở nên độc đáo và thu hút sự chú ý của mọi người.

Sắp lá vào khung và chằm nón

Nón lá Long Hồ được người dân Vĩnh Long và nhiều tỉnh thành khác trên cả nước sử dụng để che nắng, che mưa. Nghề chằm nón lá Long Hồ là một nghề truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa. Nghề chằm nón lá đã góp phần tạo nên một nét đẹp riêng cho vùng đất Vĩnh Long. Nghề chằm nón lá là một nghề đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ và cần cù của người thợ. Nón lá Long Thuận là một sản phẩm tinh tế và đẹp mắt, mang đậm bản sắc văn hóa, đã góp phần tạo nên một nét đẹp riêng cho vùng đất Vĩnh Long.

Nghề chằm nón lá không chỉ đem lại nguồn thu nhập cho người thợ, mà còn giữ giá trị văn hóa và tạo ra sự đa dạng trong sản phẩm. Mỗi chiếc nón được chằm theo những mẫu mã khác nhau, từ những họa tiết đơn giản như cây cỏ, hoa lá, đến những mẫu nón phức tạp và tinh xảo. Điểm chung của những chiếc nón này là sự tinh tế, tỉ mĩ và tính thẩm mỹ cao.

Nón lá là một biểu tượng văn hóa, chiếc gắn liền với hình ảnh người con gái dịu dàng, duyên dáng. Nón lá không chỉ che nắng, che mưa, mà còn góp phần tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ.

Khi đội nón lá, người con gái trở nên thanh thoát và cao quý hơn. Nón lá che đi những khuyết điểm trên khuôn mặt, làm cho khuôn mặt trở nên thon gọn và hài hòa hơn. Nón lá cũng giúp tôn lên mái tóc dài đen óng ả của con gái.

Duyên dáng áo dài và nón lá tôn vinh vẻ đẹp người phụ nữ Việt

Nón lá không chỉ đẹp về hình thức, mà còn đẹp về ý nghĩa. Nón lá là biểu tượng của sự cần cù, chịu khó của người phụ nữ. Nón lá được làm từ những nguyên liệu giản dị, nhưng qua bàn tay khéo léo của người thợ, nó đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật tinh tế.

Nón lá là một nét đẹp văn hóa truyền thống. Nón lá là một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, của đất nước Việt Nam. Nón lá đã góp phần làm nên vẻ đẹp độc đáo của Việt Nam, khiến Việt Nam trở nên thân thiện và gần gũi hơn với bạn bè quốc tế.

Nghề làm nón lá hiện nay đang gặp nhiều khó khăn do giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao, giá bán nón lá thấp, cạnh tranh từ các sản phẩm nón lá công nghiệp. Tuy nhiên, nghề làm nón lá vẫn đang được duy trì và phát triển bởi những người thợ yêu nghề. Người làm nghề chằm nón lá mong muốn gìn giữ và phát huy nghề làm nón lá truyền thống của Long Hồ cho thế hệ mai sau.

Bài, ảnh: Yêm Nguyễn

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu